Covid-19 là một bài hát đau thương chưa có hồi kết. Nền kinh tế bị đình trệ không chỉ tại Việt Nam mà cả các nước khác. Từng đợt giãn cách xã hội kéo dài, doanh nghiệp khó khăn, công ty phá sản, người dân thất nghiệp. Hàng nghìn người vay vốn ngân hàng không có khả năng trả. Các nhà băng phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Trên thực tế, bức tranh nợ xấu ngành ở quý III không hẳn là một màu xám. Tại một số ngân hàng lớn tốc độ tăng thậm chí trên 30%. Dù họ là một trong các ngân hàng top đầu về công bố lợi nhuận. Một yếu tố gây bất ngờ là vài ngân hàng như VietinBank, BIDV, HDBank… Đã có tỷ lệ kiểm soát nợ xấu tích cực. Thật là một bức tranh kinh tế muôn vàn sắc màu và li kì!
Tổng quan bức tranh
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong số các hoạt động. Chương trình hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Đến 30/9/2021, công tác cơ cấu nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã ghi nhận thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng. Với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/01/2020. Tới hết tháng 9 năm nay vào khoảng 531.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu tiếp tục được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng. Theo báo cáo tài chính quý 3/2021 được công bố. Quy mô nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng từ 14% – 25% so với cùng kỳ năm trước. Tại một số ngân hàng, tốc độ tăng thậm chí trên 30% dù đây đều là các ngân hàng top đầu về công bố lợi nhuận. Tỷ lệ nợ xấu/tổng cho vay khách hàng tại một số nhà băng do vậy cũng có xu hướng tăng lên.
Điểm sáng trong bức tranh
Trong khi đó, gây bất ngờ là một số ngân hàng như VietinBank, BIDV… Đã có tỷ lệ nợ xấu kiểm soát tích cực. Theo BCTC tại 30/9/2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank và BIDV lần lượt là 1,67% và 1,61%. BIDV thậm chí còn có tỷ lệ nợ xấu tăng trưởng âm so với cùng kỳ -4,9%. Đáng chú ý, một số ngân hàng hiếm hoi vừa giữ được tăng trưởng vững vàng giữa đại dịch vừa kiểm soát nợ xấu ở mức thấp. Điển hình nhóm này có HDBank với quy mô nợ xấu giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ tiếp tục thấp dưới 1%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Nợ tái cơ cấu cũng được kiểm soát. Giúp chi phí dự phòng rủi ro tín dụng không tăng đột biến như ghi nhận tại một số ngân hàng.
Theo BCTC HDBank vừa công bố, tính đến hết ngày 30/9/2021. Nhờ nguồn thu đa dạng và tối ưu chi phí hoạt động. Tổng tài sản của HDBank tính đến 30/9 đạt 346.355 tỷ đồng. Tăng 26,7% so với cùng kỳ 2020. Với lãi trước thuế đạt hơn 6.084 tỷ đồng, HDBank đang đạt kế hoạch gần 84% và dự báo sẽ tiếp tục tăng thu dịch vụ từ bancassurance. Lẫn dịch vụ thanh toán, cũng như hiệu quả đến từ chiến lược đầu tư ngân hàng số mạnh mẽ.
Phần kết
Chung nhóm các ngân hàng “hưởng lợi” từ đầu tư chuyển đổi số. Và có nợ xấu giảm “đẹp” trong 9 tháng 2021. OCB tăng trưởng nợ xấu giảm khi âm tới 13,3% so với cùng kỳ. Còn MBB, một ngân hàng cũng có kết quả tích cực, cũng giảm nợ xấu tới 21%. Và giữ tỷ lệ nợ xấu/ tổng cho vay ở mức khá thấp… Như vậy, nhìn chung bức tranh trái ngược về tỷ lệ nợ xấu của các nhà băng theo đó đang có sự phân hóa nhất định.
Trong bối cảnh nợ xấu có nguy cơ gia tăng do ảnh hưởng từ dịch đại dịch. Việc bổ sung, sửa đổi các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng đang được đặc biệt quan tâm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 11 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2021.