Thời điểm giãn cách chống dịch là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm. Nhu cầu giao dịch qua các ngân hàng điện tử và các ứng dụng tăng cao. Lợi dụng thời cơ đó, tội phạm điện tử đã tun hàng loạt chiêu thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo giả tin nhắn có tên ngân hàng gửi những tin làm khách hàng lo sợ. Đính kèm đến các trang web giả mạo, ăn cắp thông tin đăng nhập và mã xác thực OTP. Từ đó, toàn bộ số tiền trong tài khoản của người dùng sẽ “bốc hơi” một cách bất thường. Đây là một hình thức lừa đảo xuất hiện từ những năm 2019. Nhưng đến nay nó lại trở nên phổ biến hơn. Tất cả người dùng hãy thật sự tỉnh táo tránh các tình huống xấu xảy ra nhé.
Chiêu thức lừa đảo tinh vi
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, đây có thể là dạng giả tin nhắn thương hiệu ngân hàng mà bọn tội phạm dùng để lừa hại khách hàng. Tình trạng này đã từng diễn ra vào cuối năm 2019. Trong nội dung các tin nhắn luôn kèm đường dẫn. Đến các trang web giả mạo na ná website chính thức của ngân hàng. Khi người dùng truy cập vào đường dẫn này sẽ được yêu cầu điền các thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP… Từ các thông tin này, kẻ lừa đảo sẽ kiểm soát tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng. Và thực hiện được các hành vi như: chuyển khoản, mở thấu chi, đăng ký vay online…
Trắng tay vì bọn lừa đảo
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã có công văn gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thanh toán, theo Người lao động. NHNN nhận thấy gần đây nổi lên tình hình tội phạm công nghệ cao giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandingname) của các ngân hàng. Gửi đến điện thoại di động để lừa khách hàng truy cập. Giao dịch tại trang web giả mạo ngân hàng do đối tượng phạm tội lập ra.
Các đối tượng sau khi đánh cắp thông tin đăng nhập và mã xác thực OTP. Sẽ dùng các thông tin bí mật này kết hợp với việc thay đổi phương thức. Thiết bị nhận mã xác thực OTP để thực hiện giao dịch giả mạo. Chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
Đối với việc xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng khi có thay đổi thiết bị thực hiện giao dịch. Các đơn vị nghiên cứu triển khai trong thời gian sớm nhất. Có thể các biện pháp kỹ thuật, công nghệ về định danh xác thực khách hàng điện tử (eKYC). Để xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo khách hàng đúng là chủ tài khoản thanh toán. Khi có thay đổi về thiết bị nhận mã xác thực OTP. Thiết bị thực hiện giao dịch của khách hàng. Trước đó, các cơ quan chức năng khác như Bộ Công an, Bộ Công thương… Cũng nhiều lần lên tiếng cảnh báo về thủ đoạn giả mạo tin nhắn thương hiệu lừa chiếm đoạt tài sản.
Lời cảnh báo
Để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo trong cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán. NHNN đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai. Phù hợp với điều kiện năng lực đơn vị. Biện pháp kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo thông tin khách hàng khi thực hiện giao dịch (thanh toán, chuyển tiền) phù hợp. Khớp đúng với thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán tương ứng.
Để tránh trở thành nạn nhân, các cơ quan khuyến cáo. Người dân cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được. Không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn. Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng. Để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn. Phản ánh các tin nhắn giả mạo tới ngân hàng. Và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking. Và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.