Đẩy mạnh công nghiệp hóa luôn là chủ trương hàng đầu của Đảng và nhà nước ta, đây là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Và một trong những ngành được xây dựng và phát triển ưu tiên hàng đầu phải kể đến là công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhờ tập trung đầu tư mà lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tại của nước ta đã thu hút được vốn đầu tư rất cao. Trong đó, tổng vốn đầu tư của Singapore vào Việt Nam thì có đến 40% số vốn được đầu tư cho ngành công nghiệp này.
Singapore được biết đến là một trong những quốc gia sớm hướng đến các chương trình công nghiệp 4.0, chính vì vậy mà việc đầu tư vào công nghiệp luôn được nước này ưu tiên. Và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của nước ta đang là nơi thu hút lớn vốn đầu tư của Singapore.
Vốn đầu tư của Singapore tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, hiện Singapore có 2.769 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 62,61 tỷ USD, đứng thứ 3/141 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Singapore tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 690 dự án, vốn đăng ký 23,5 tỷ USD, chiếm 37,5% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam. Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, các nhà đầu tư Singapore cũng quan tâm đến lĩnh vực bất động sản và sản xuất điện tại Việt Nam.
Đã có 50/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam thu hút được dự án FDI từ Singapore. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với 1.445 dự án, có tổng vốn đăng ký 11,55 tỷ USD; chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của quốc gia này vào Việt Nam. Tiếp theo là TP. Hà Nội và Bình Dương.
Đầu tư của Singapore tại Việt Nam vẫn đạt kết quả
9 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc nhập cảnh để tìm hiểu và triển khai dự án của nhà đầu tư nước ngoài nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng đầu tư của các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam vẫn đạt kết quả rất khả quan. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với 146 dự án mới; 62 dự án tăng vốn và 221 lượt dự án góp vốn. Mua cổ phần với tổng vốn đăng ký 6,28 tỷ USD, chiếm tới 28,4% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Với kết quả trên, quốc gia này dẫn đầu trong tổng số 94 quốc gia; và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng.
Nhiều dự án của Singapore có quy mô lớn, lên đến vài tỷ USD. Tiêu biểu là: Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu, cấp phép đầu tư vào năm 2020 có tổng vốn đăng ký lên tới 4 tỷ USD. Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (khu nghỉ dưỡng Nam Hội An); cấp phép năm 2010 có tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD tại tỉnh Quảng Nam. Dự án nhà máy điện LNG Long An I và II; có tổng vốn đầu tư 3,1 tỷ USD, cấp phép vào năm 2021,…
Với sự xuất hiện của các dự án trên; nên quy mô trung bình 1 dự án của Singapore đạt 22,6 triệu USD. Cao hơn mức trung bình của cả nước là 11,8 triệu USD/dự án.
Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội thu hút FDI từ Singapore
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội thu hút FDI từ Singapore. Nhất là việc ra mắt Hội đồng doanh nghiệp Singapore – Việt Nam vào tháng 7/2019. Đây là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp 2 nước thắt chặt hợp tác; qua đó tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư giữa hai quốc gia. Tuy vậy, để đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Singapore, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết. Thời gian tới cần tăng cường hợp tác song phương giữa hai nước; trong các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch. Nhằm tăng cường kết nối giữa hai quốc gia.
Việt Nam cũng sẽ nỗ lực hỗ trợ các dự án đầu tư của Singapore đã được cấp giấy phép hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép. Đặc biệt, cần có thêm các chính sách khuyến khích đầu tư của Singapore vào các ngành vốn là thế mạnh của quốc gia này, như: Phát triển hạ tầng, logistics, tài chính ngân hàng, giáo dục, y tế, du lịch, công nghiệp hàng hải, hàng không vũ trụ, hợp tác phát triển các startup,…
Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò to lớn
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Là động lực dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng. Thay thế cho ngành nông nghiệp đang ngày càng giảm tỷ trọng trong tổng sản phẩm trong nước. Giúp nền kinh tế tránh khỏi nguy cơ tụt hậu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Mặc dù điều kiện phát triển trong từng thời kỳ khác nhau nhưng nhìn chung, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đã có sự phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và thể hiện vai trò quan trọng tạo nền tảng phát triển kinh tế.
Hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với quy mô lớn. Phong phú về chủng loại, đa dạng về cơ cấu đã được hình thành; đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng. Trong GDP của toàn bộ nền kinh tế, sản phẩm chế biến, chế tạo. Đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năng lực của doanh nghiệp chế biến, chế tạo không ngừng nâng cao. Trong một số ngành, trình độ của công nghiệp chế biến, chế tạo đã dần tiệm cận với tiến bộ khoa học – công nghệ trên thế giới, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu sang thị trường nhiều nước có yêu cầu chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt.