Quỹ bảo hiểm y tế do người tham gia bảo hiểm y tế đóng góp và quỹ này sẽ được sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh. Trong công tác khám chữa bệnh, thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, thì quỹ bảo hiểm y tế đã và đang là nguồn lực rất quan trọng. Quy mô của quỹ này càng lớn thì càng bảo vệ được quyền lợi của người tham gia BHYT. Ngoài ra cũng sẽ giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước cho công tác khám chữa bệnh.
Vậy, bảo hiểm y tế có chi trả cho những người không may bị chấn thương trong lúc tập thể dục thể thao không? Bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho người tham gia khi gặp các trường hợp chấn thương trong lúc tập luyện thể dục thể thao hằng ngày của khách hàng. Đối với những người có lối sống năng động, tích cực và yêu thích thể thao. Thì nên biết những loại chấn thương nào trong quá trình tập luyện là sẽ được sử dụng bảo hiểm.
Khái niệm bảo hiểm y tế
Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí. Nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện.

BHYT áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Các tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên. Các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.
BHYT có chi trả cho chấn thương thể thao không?
Chấn thương thể thao có nhiều loại. Trước đại dịch, các vụ chấn thương thường xảy ra tại phòng tập thể hình, bể bơi và sân chơi. Có nhiều trường hợp người khỏe mạnh gục trên máy chạy bộ, một số môn thể thao vốn có nhiều rủi ro. Hầu hết các chấn thương thể thao là bong gân nhẹ, căng cơ và trầy xước. Cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng này là nên cẩn thận, tránh những rủi ro không đáng có. Bạn nên tập luyện theo cường đô tăng dần, có một phác đồ điều trị khi bị thương. Hơn hết, cần xác định các bệnh viện tốt nhất có thể điều trị cho bạn.
Ngoài ra, cần hiểu rõ những gì bảo hiểm sẽ chi trả. Trong những năm qua, cơ quan quản lý bảo hiểm giảm đáng kể các loại trừ BHYT và các định nghĩa được chuẩn hóa. Hiện nay, điều khoản loại trừ duy nhất liên quan đến thể thao trong bảo hiểm y tế dành cho những vận động viên chuyên nghiệp và cả các hoạt động nguy hiểm như đua xe, lặn biển hoặc leo núi. Những người tập luyện thể thao bình thường không thuộc trường hợp này. Nghĩa là bảo hiểm y tế sẽ chi trả viện phí cho chấn thương trong quá trình hoạt động của bạn. Tuy nhiên, một số bảo hiểm không chi trả cho chi phí ngoại trú (OPD) cho trường hợp bị căng cơ nhẹ, đứt dây chằng, vật lý trị liệu, gãy xương,…
Lưu ý khi sử dụng BHYT khi bị chấn thương

Theo chị Trần Linh – chuyên viên tư vấn bảo hiểm, chấn thương do tập luyện thể thao hằng ngày được xem như một dạng tai nạn nên sẽ được bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, chấn thương do cố tình hoặc vi phạm điều kiện loại trừ của hợp đồng đã ký kết. Thì sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường. Thực tế, chi phí điều trị chấn thương thể dục, thể thao hằng ngày không quá cao. Nên nhà cung cấp bảo hiểm sẽ chi trả cho khách hàng.
Những người sống tại đô thị, thường tập luyện trong phòng gym nên mua BHYT để bảo vệ mình. Đối với những bảo hiểm khác có chính sách bổ sung cho bệnh hiểm nghèo hay tai nạn cá nhân. Khách hàng hãy đọc kỹ điều khoản về chấn thương liên quan đến thể thao. Lưu ý, bảo hiểm sẽ không chi trả yêu cầu bồi thường. Nếu bạn bị chấn thương do lạm dụng chất kích thích, phẫu thuật thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nếu khách hàng xảy ra chấn thương tại phòng gym. Nhưng phòng gym phải có giấy phép hoạt động hợp lệ, công ty bảo hiểm mới chi trả quyền lợi.