Vừa mới được mở cửa lại sau thời gian đóng cửa dài vì giãn cách xã hội. Thì các chủ quán ăn lại phải đau đầu với việc giá gas xăng tăng mạnh. Việc giá xăng, ga tăng mạnh khiến cho nhiều chi phí đội lên. Cộng với những khoản tiền hao hụt do thời gian dài đóng cửa vì đại dịch. Khiến chủ cửa hàng ăn uống đang nơm nớp lo sợ lại phải đóng cửa trở lại. Thực trạng sau khi mở cửa quán ăn thì số lượng khách đến quán không còn như trước. Trong khi đó giá nguyên liệu lại tăng lên. Khiến các chủ cửa hàng ăn phải tìm cách xoay sở để làm sao giữ đc mức giá bình ổn. Nhằm níu giữ chân khách và duy trì hoạt động của quán. Giá xăng, ga ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh.
Ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh
Việc giá gas và giá xăng tăng cùng lúc đang ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng và các hộ kinh doanh. Vừa mới kinh doanh trở lại khi TP.HCM kiểm soát được dịch. Nhưng nhiều chủ nhà hàng, quán ăn đã nơm nớp lo lỗ vốn. Khi nguyên liệu tăng lên cùng với giá xăng, giá gas.
Những ngày này, anh Lê Đức Tâm, chủ một quán cơm gà trên đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh phải dậy sớm hơn thường lệ để tự đi chợ đầu mối mua nguyên liệu về chế biến. Theo anh Đức Tâm, giá cả đang có xu hướng tăng; đặc biệt là phí vận chuyển hàng hóa tăng theo giá gas, giá xăng; nên việc tự đi chợ là nhằm tiết giảm những chi phí không cần thiết.
So với trước đây, giá gas tăng 40-50% nên quán cơm của anh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối chi phí sau khi được mở bán trở lại. Bởi tần suất sử dụng bếp nhiều. “Đối với người kinh doanh buôn bán như cơm, đồ ăn… giá gas tăng như vậy đâu chịu nổi. Đó là sự khó khăn của quán ăn nhỏ lẻ, còn với các quán lớn sử dụng gas rất nhiều nữa thì không biết sao” – anh Tâm chia sẻ.
Cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng
Không chỉ các hàng quán, nhiều cửa hàng cung cấp rau, củ phải cắt giảm lợi nhuận; chấp nhận lãi ít hơn để hỗ trợ khách hàng. Anh Nguyễn Anh Thảo, chủ thương hiệu “tiệm rau của Ba” tại phường 22, quận Bình Thạnh nói không biết sẽ giữ được giá cũ bao lâu; khi các nhà cung cấp đang rục rịch tăng phí vận chuyển. Nhân viên giao hàng cũng cần hỗ trợ thêm chi phí xăng.
“Hiện tại cơ sở đang chủ động hỗ trợ giá cho khách hàng. Bởi vì đối thủ cạnh tranh cũng rất nhiều, nên cũng không thể tăng giá cao cho khách hàng được. Sắp tới tình hình tăng nữa thì cơ sở cũng phải có chính sách để tăng giá, bù giá, người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng” – anh Thảo cho biết.
Tìm cách tốt nhất thích ứng với hiện tại
Mở cửa lại sau đợt dịch, quán Mì Quảng tại đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận chỉ hoạt động ở mức 30% công suất. Để để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19, nên giá gas tăng hay giảm thì quán anh vẫn chưa có lãi. Anh Bùi Văn Đạo- chủ tiệm Mì Quảng cho hay, nếu giá gas tiếp tục duy trì ở mức cao thì sẽ có sự thay đổi phù hợp với tình hình, có thể chuyển sang dùng điện. Có thể thấy, việc giá gas và giá xăng tăng cùng lúc đang ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng và các hộ kinh doanh. Để đảm bảo duy trì mức lợi nhuận tối thiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều cửa hàng, quán ăn ở TP.HCM đang tìm cách để cắt giảm chi phí để giữ được khách hàng./.