Do lạm phát gia tăng, các ngân hàng trung ương đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này đã tác động lớn đến thị trường vàng. Thị trường vàng thế giới đang hướng đến khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh kế hoạch chính sách tiền tệ. Giá vàng trong nước đã tăng 1,5% trong tháng 10 năm 2021, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 7, do hoạt động mua vào, lo ngại về lạm phát toàn cầu gia tăng và sự bất ổn trong quá trình phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.
Sự chênh lệch quá lớn của gái vàng trong nước so với giá vàng thế giới và các sản phẩm vàng cùng chất lượng khác đang khiến giá vàng trong nước tăng bất thường. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để thấy sự bất thường về giá vàng trong nước nhé!
Giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng xuống
Mở cửa phiên giao dịch mới vào đầu giờ chiều ngày 1.11 (theo giờ Việt Nam), giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng đi xuống vốn xuất hiện từ cuối tuần trước. Ở thời điểm hiện nay, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức giá 1.784,1 USD/ounce, tiếp tục mất đi 0,2 USD so với giá đóng cửa thị trường cuối tuần qua.
Theo các nhà phân tích, nhà đầu tư đang hướng tới cuộc họp chính sách vào tuần tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), trong đó các nhà hoạch định chính sách có thể thông báo kế hoạch dừng chương trình mua trái phiếu quy mô lớn được triển khai từ khi dịch bệnh bùng phát. Cuộc họp của FED diễn ra sau cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hôm 28.10. Theo đó, ngân hàng này cho biết sẽ tuân thủ kế hoạch kích thích kinh tế của riêng mình ngay từ bây giờ, cho đến khi kết thúc vào tháng 3.2022.
Dù điều chỉnh giảm do biến động của thị trường thế giới, nhưng giá vàng miếng SJC vẫn ở mức cao
Phản ứng với biến động của thị trường thế giới. Giá vàng tại thị trường trong nước chiều nay đồng loạt được điều chỉnh giảm ở hàng loạt thương hiệu. Điều bất ngờ là giá vàng miếng SJC vào chiều nay giảm cùng lúc tới 200 nghìn đồng mỗi lượng. Ở cả chiều mua vào và bán ra, xuống còn 57,55 – 58,25 triệu đồng/lượng. Đây là mức giảm rất lớn nếu so với thị trường thế giới bởi dù có xu hướng đi xuống. Giá vàng thế giới thực tế chỉ giảm 0,2 USD/ounce, gần như không đổi so với cuối tuần qua.
Tuy nhiên, dù đã được điều chỉnh giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC hiện vẫn duy trì khoảng chênh lệch cao bất thường. Và kỷ lục so với giá giá vàng thế giới. Bởi quy đổi theo tỉ giá USD bán ra trong ngày 1.11, giá vàng thế giới. Hiện chỉ tương tương 50,35 triệu đồng/lượng. Tức thấp hơn giá vàng miếng SJC xấp xỉ tới 8 triệu đồng/lượng.
Mức chênh lệch cao chưa từng thấy
Đây là mức chênh lệch cao chưa từng thấy kể từ thời điểm vàng miếng SJC. Được chọn là thương hiệu vàng của Nhà nước vào năm 2012. Cụ thể nếu chỉ so với mức chênh lệch giá vàng vào thời điểm đầu năm nay là 3 triệu đồng mỗi lượng (thời điểm ngày 1.1.2021). Chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC với giá vàng thế giới. Hiện bị kéo thêm tới 5 triệu đồng mỗi lượng.
Việc giá vàng miếng bị kéo lên cao cũng khiến chênh lệch giữa vàng miếng SJC. Với các sản phẩm vàng 99,99% cùng chất lượng khác của SJC cũng bị nới rộng chưa từng thấy. Cụ thể, giá vàng loại vàng nhẫn chất lượng vàng 99,99% của SJC vào chiều nay vẫn đang được giao dịch ở mức giá 51,40 – 52,10 triệu đồng/lượng. Tức thấp hơn giá vàng miếng có cùng chất lượng vàng và cùng thương hiệu SJC tới 6,15 triệu đồng/lượng.
Hơn nữa, nếu so với các sản phẩm vàng miếng thương hiệu khác vẫn đang được các doanh nghiệp vàng mua bán. Giá vàng miếng SJC hiện cũng cao hơn rất nhiều. Như vàng miếng Vàng Rồng Thăng Long của Bảo tín Minh Châu đang được mua bán ở mức giá chỉ 51,58 – 52,23 triệu đồng/lượng. Tức thấp hơn giá vàng miếng SJC tới gần 6 triệu đồng mỗi lượng dù có cùng chất lượng.
Lý do khiến giá vàng trong nước vẫn tăng bất chấp
Trong báo cáo mới đây, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết. Nhu cầu đối với vàng của người tiêu dùng Việt Nam đạt 3 tấn trong quý 3-2021. Giảm 50% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù giảm trong tuần, nhưng tính chung cả tháng giá vàng kỳ hạn vẫn tăng. Giá vàng tăng 1,5% trong tháng 10-2021. Mức tăng hằng tháng mạnh nhất kể từ tháng 7 tới nay. Bởi hoạt động mua vào, do lo ngại về lạm phát gia tăng trên toàn thế giới. Và sự phục hồi không đồng đều của các nền kinh tế từ đại dịch.