Từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Kinh Tế Thế Giới (WTO) và tham gia vào nhiều hiệp định tự do song phương khác nhau, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Malaysia. Kể từ khi Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau thì Malaysia đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ Malaysia đầu tư dự án tại Việt Nam luôn đứng trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tư lớn nhất vào nước ta.
Theo thống kê mới nhất thì hiện Malaysia đầu tư dự án tại Việt Nam với số lượng lên đến 662 dự án, đứng thứ 8/141 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đang đầu tư ở Việt Nam.
Malaysia đầu tư dự án tại Việt Nam lên đến 663 dự án
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Đầu tư của Malaysia tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với 7 dự án và 3,5 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ hai là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 241 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,83 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tiếp theo là lĩnh vực lĩnh vực sản xuất điện với 6 dự án và hơn 2,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 20,5%.
Một số dự án tiêu biểu của Malaysia tại Việt Nam là: Dự án Công ty TNHH Một thành viên đô thị đại học quốc tế Berjaya Việt Nam, có tổng vốn đầu tư đăng ký 3,5 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh. Dự án Nhà máy Nhiệt điện duyên hải 2; có tổng vốn đầu tư đăng ký 2,4 tỷ USD tại tỉnh Trà Vinh. Dự án xây dựng công viên Yên Sở, tổng vốn đầu tư đăng ký 864 triệu USD tại Hà Nội. Riêng 9 tháng đầu năm, Malaysia có 14 dự án mới; 7 lượt dự án tăng vốn và 49 lượt dự án góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam. Với tổng vốn đăng ký 115,89 triệu USD, chiếm 0,5% tổng vốn FDI vào Việt Nam từ đầu năm.
Hơn một nửa tỉnh thành thu hút dự án đầu tư từ Malaysia
Lũy kế đến tháng 9/2021, có 33/63 tỉnh thành phố của Việt Nam thu hút được dự án đầu tư từ Malaysia, trong đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của với 4,74 tỷ USD, chiếm 36,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ hai là Trà Vinh chỉ với 2 dự án, tổng vốn đầu tư gần 2,6 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là Hà Nội với 109 dự án; tổng vốn đầu tư 2,12 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam
Theo “Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9” vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam đã thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 8/2021, tăng 65% so với tháng trước. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới; đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Mức tăng trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin; với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, 8 tháng đầu năm Việt Nam thu hút được 19,12 tỷ USD vốn FDI, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vốn FDI của các dự án đăng ký mới là 11,33 tỷ USD, tăng 16,3%; so với cùng kỳ năm trước, vốn các dự án điều chỉnh đạt gần 5 tỷ USD, tăng 2,3%. Nhiều dự án FDI có số vốn đăng ký tỷ đô đã đầu tư vào Việt Nam.
Nghiên cứu toàn cầu của HSBC mới được công bố gần đây đã nhận xét Việt Nam; là một điểm đến tăng trưởng hấp dẫn, đầu tư tốt nhất trong khu vực. Đặc biệt, Việt Nam ngày càng đáng để đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài; và là thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao nhất trong ASEAN, sau Thái Lan. Điều này đồng nghĩa, các xu hướng môi trường, xã hội và quản trị (ESG); ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư khi vào Việt Nam.