Cổ phiếu ngành thép từ đầu năm đến nay trải qua nhiều thăng trầm, một số mã có mức tăng giá liên tục. Năng lực sản xuất thép thô tại Việt Nam hiện đạt khoảng 24 triệu tấn/năm. Năm 2021, sản lượng thép thô dự kiến đạt 21,2 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tính đến cuối tháng 8, sản lượng thép thô sẽ đạt 13 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ. Sản xuất thép trở thành điểm sáng của nhóm cổ phiếu trong phiên đầu tuần. Trong khi đó nhóm ngân hàng tiếp tục bị bán tháo.
Áp lực bán ra lên các nhóm cổ phiếu tài chính tiếp tục đè nặng lên chỉ số, thế nhưng thị trường chứng khoán ở phiên đầu tiên đã được đỡ lại bởi nhóm cổ phiếu thép, dầu khí và VHM khi các nhóm ngành này có đà tăng. Các mã chủ chốt nằm trong nhóm ngành thép đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, HPG là cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm bluechip, kết phiên tăng gần 4%, HSG cũng tăng hơn 4%, trong khi NKG đóng cửa gần mức trần và tăng thêm 6,7%. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn như POM, VIS cũng được giao dịch tích cực.
Nhóm cố phiếu có đà tăng mạnh
Ngoài nhóm cổ phiếu thép, dầu khí tiếp tục được gọi tên. Đà tăng của giá dầu cùng những dự báo về khả năng “vàng đen” trở lại mốc 100 USD đã hỗ trợ nhóm cổ phiếu này. Cuối phiên, OIL, PLX, BSR, PVC, PVB đều tăng mạnh so với tham chiếu. Một số nhóm ngành khác cũng tăng tích cực như bảo hiểm, công nghệ, bán lẻ. BVH có thời điểm tăng hơn 3%, trước khi thu hẹp biên độ tăng về mức 2,8% khi đóng cửa. FPT tăng gần 2%, MSN có thêm gần 1%. VHM cũng đóng góp vào mức tăng của chỉ số khi kết phiên tăng 1,3%.
Nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất
Ngược lại, ngân hàng tiếp tục là nhóm bị bán ra. Lo ngại về ảnh hưởng của đại dịch lên kết quả kinh doanh quý cuối năm. Nợ xấu khiến nhà đầu tư không còn mặn mà với các cổ phiếu ngân hàng. CTG, HDB là hai mã giảm mạnh nhất nhóm VN30, mất hơn 3%. STB, ACB giảm 1,6%, VPB, VCB, TPB, TCB, MBB mất trên 1%.
Nhờ sự kéo lại của nhóm thép, bảo hiểm, dầu khí, bất động sản, VN-Index chốt phiên vẫn giữ được sắc xanh với biên độ tăng hơn 4 điểm (0,35%), lên gần 1.340 điểm. VN30-Index tăng 0,12% lên 1.443 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng kết phiên phiên trên tham chiếu. Thanh khoản thị trường tương đương phiên cuối tuần trước. Giá trị giao dịch trên HoSE gần 23.000 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục giữ trạng thái bán ròng với quy mô hơn 300 tỷ đồng.
Kỳ vọng vào quý IV của cổ phiếu ngành thép
Giá thép trong nước gần đây ổn định, nhưng giá thép thành phẩm cũng như giá thép nguyên liệu trên thế giới duy trì ở mức cao. Đa phần doanh nghiệp thép phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Chưa có chu trình khép kín, nên khi giá thép nguyên liệu tăng sẽ gây áp lực lên chi phí sản xuất. Từ đó ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lớn như HPG chủ động được nguyên liệu thép cán nóng. Giúp biên lợi nhuận tăng và đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới.
Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cổ phiếu ngành thép có sự phân hóa. Nhất là khi giá thép biến động. Nhà đầu tư nên cân nhắc các doanh nghiệp có tiềm lực tốt; biên lợi nhuận gộp cao để lựa chọn cổ phiếu. Nếu giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, các doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ tốt vẫn có triển vọng phát triển, bởi doanh thu tăng trưởng sẽ bù lại được chi phí. Những doanh nghiệp xuất hàng tới các thị trường như EU, Mỹ sẽ có biên lợi nhuận tốt hơn nhờ giá trị hàng hóa cao.