Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã khiến cho hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đang là điểm thu hút vốn đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư. Theo đó, nguồn vốn FDI của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch vẫn có dấu hiệu khả quan, đặc biệt là đã và đang có cơ hội thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Hiện nay, Nhật Bản đang là một trong những đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam và cũng là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 2. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng Nhật Bản vẫn duy trì đầu tư ở Việt Nam và là nhà đầu tư duy nhất tăng trưởng vốn đầu tư. Nước ta đang có rất nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản tăng
Đáng chú ý, không chỉ đầu tư 131 dự án FDI mới; 9 tháng qua các doanh nghiệp Nhật Bản còn điều chỉnh cho 91 dự án và góp vốn; mua cổ phần cho 155 lượt dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong số những dự án FDI mới của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, có cả những dự án có số vốn lên tới hàng tỷ USD, điển hình như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II, có tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD tại Cần Thơ, Dự án Nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm, có tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD tại Vĩnh Phúc.

Để tiếp tục tạo được dấu ấn với nhà đầu tư quốc tế nói chung và Nhật Bản nói riêng, ông Fujimoto Masayoshi – Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật – Việt khuyến nghị, thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh một cách bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng, cung cấp các ưu đãi đầu tư nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư
Theo đó, để tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư. Mới đây Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết; Biên bản ghi nhớ khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 8. Sáng kiến tập trung vào 11 nhóm vấn đề, trong đó có những vấn đề nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, cải thiện môi trường lao động, thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Cải cách doanh nghiệp nhà nước, thị trường chứng khoán; thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và các vấn đề liên quan đến đất đai,…
Bên cạnh các nhóm vấn đề trên, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 8 cũng đề cập đến những vấn đề vĩ mô, gắn với những khuyến nghị chính sách lớn, khả thi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, đẩy mạnh hơn nữa đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Đây chính là cơ hội để Việt Nam thu hút FDI từ Nhật Bản trong giai đoạn tới.

Thu hút FDI để đáp ứng giai đoạn “bình thường mới”
FDI là nguồn vốn rất quan trọng của nền kinh tế; là động lực góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển. Tìm các biện pháp để đẩy mạnh thu hút FDI là đòi hỏi cấp bách; trong điều kiện các chuỗi cung ứng toàn cầu đang có những chuyển động tái cấu trúc; và phát triển trong điều kiện phục hồi của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công; để cải thiện các kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi nhất; cho nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư và thực hiện các dự án FDI.
Các cơ quan chức năng cần tích cực, chủ động trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tới mức tối đa các thủ tục hành chính, thời gian và chi phí tiếp cận, chi phí thực thi các quy định pháp lý và luật pháp, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở phát triển công nghệ số, cần đa dạng hóa, tích cực, chủ động, linh hoạt; trong việc xúc tiến đầu tư nước ngoài một cách có trọng tâm, trọng điểm. Đảm bảo yêu cầu lựa chọn, đổi mới hình thức và nội dung thu hút FDI. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn bình thường mới.