Đại dịch Covid-19 đã khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam bị suy giảm. Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, việc thu hút được vốn FDI từ Châu Âu trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, bất chấp những diễn biến phức tạp của đại dịch. Kết quả này được thể hiện tích cực kể từ sau khi các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Và dòng chảy này dự kiến sẽ càng gia tăng đáng kể hơn trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia, trước tình hình nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch, cùng với những xu hướng định hình phát triển thương mại, đầu tư. Hiệp định EVFTA sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam ngày càng thu hút vốn FDI từ Châu Âu, tạo nên sức bật mới để ngày càng phát triển kinh tế.
Vốn FDI từ Châu Âu ngày càng gia tăng
Dòng đầu tư trực tiếp (FDI) từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao, đó là dự báo được nêu tại báo cáo việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) vừa được Chính phủ gửi Quốc hội. Sau một năm thực thi Hiệp định EVFTA, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đạt được những kết quả tích cực. Bất chấp nhiều khó khăn và trở ngại do đại dịch Covid-19 gây ra. Chính phủ nêu kết quả chung.
Kết quả cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 54,6 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 38,5 tỷ USD, tăng 11,3% so cùng kỳ còn kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 16,2 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ.
Về kết quả thu hút đầu tư từ EU, báo cáo nêu, tính đến tháng 9 năm 2021, EU có 2.242 dự án (tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,24 tỷ USD (tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 5,58% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam và chiếm 6,57% số dự án.
Nhiều tập đoàn của EU hoạt động có hiệu quả
Hà Lan đứng đầu với 382 dự án và 10,36 tỷ USD. Chiếm 46,5% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Pháp đứng thứ hai với 632 dự án và 3,62 tỷ USD. Chiếm 16,25% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Đức đứng thứ ba với 405 dự án và 2,25 tỷ USD. Chiếm 10,13% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.
Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp – Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển),…Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ), lĩnh vực năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm,…
Dự báo dòng đầu tư trực tiếp FDI từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn; sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao, Chính phủ nhận định.
Gặp một số khó khăn trong các mặt hàng chủ lực
Bên cạnh những kết quả tích cực, báo cáo cũng nêu một số khó khăn. Như một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tìm hiểu và đáp ứng các quy định; yêu cầu của EU và các nước thành viên để tận dụng khá hiệu quả cơ hội từ EVFTA. Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các nước EU như dệt may, cà phê, sản phẩm sắt thép,…ghi nhận tỷ lệ cấp mẫu C/O EVFTA còn tương đối khiêm tốn (7 tháng đầu năm 2021 tỷ lệ cấp C/O đối với dệt may khoảng 15,7%, đối với cà phê và sắt thép khoảng 9%).
Ngoài ra, hiện mới có 38/63 tỉnh, thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước EU, nhiều tỉnh, thành hiện nay vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống, chưa đẩy mạnh sang các thị trường EU. Có những địa phương kim ngạch xuất khẩu rất lớn. Nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang các nước EU còn tương đối khiêm tốn.
Gặp khó khăn trong sửa đổi Luật Công đoàn
Về công tác xây dựng pháp luật, thể chế, khó khăn là việc trình Quốc hội dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi đã chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Việc sửa đổi Luật Công đoàn có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo đồng bộ với quy định của Hiến pháp 2013, Bộ luật Lao động 2019, phù hợp với Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức của hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Đây là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của EU; trong quá trình thực hiện cam kết về lao động trong Hiệp định EVFTA. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản pháp luật này.
Ngoài ra, cho đến nay gần như toàn bộ các văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động sửa đổi đã được ban hành, chỉ còn duy nhất Nghị định quy định về tổ chức đại diện của người lao động; trong khi đây là Nghị định nhận được sự quan tâm rất lớn của EU.
Doanh nghiệp FDI vẫn chọn Việt Nam
Dù dịch bệnh làm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gặp khó; nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào kinh tế Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào lượng vốn FDI vào Việt Nam từ đầu năm đến nay. Tính đến ngày 20/9/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD. Tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với các doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam. Dù khó khăn trong những tháng qua do bị ngưng trệ sản xuất để phòng chống dịch; nhưng khối doanh nghiệp FDI vẫn phát huy năng suất lớn. Điều này thể hiện trong bức tranh thương mại 9 tháng của khối FDI. Tổng cục Thống kê ghi nhận, tổng trị giá xuất khẩu; của doanh nghiệp FDI trong 9 tháng/2021 đạt 177,8 tỷ USD, tăng 22,8%. Chiếm 73,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Rõ ràng, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI có ý nghĩa rất lớn; trong việc đảm bảo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh trong 9 tháng qua. Với 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.