CTCP Pymepharco rời sàn sau 5 năm niêm yết, và tồn tại trên sàn chứng khoán Việt Nam. CTCP Pymepharco (HOSE: HM: PME) đã bị thoái vốn dần trong những tuần gần đây. Sau 5 năm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, công ty dược này sẽ hủy niêm yết vào ngày 6/12/2021. PME hiện sở hữu 02 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Bao gồm Nhà máy Pymepharco công suất khoảng 900 triệu viên / năm.
Việc Pymepharco đạt 03 kết nối GMP-EU, với cả thuốc betalactam và không betalactam, đây là chiến lược có tầm nhìn dài hạn, đóng góp hàm lượng cao. Nâng cao chất lượng và định vị thuốc sản xuất trong nước hoàn toàn có thể cạnh tranh với sản phẩm của các công ty đa quốc gia. Nguồn nhân lực cao cũng là tài sản quý giá góp phần tạo nên thành công của Pymepharco. Tuy nhiên công ty cũng đã phải rời sàn chứng khoán Việt, cùng chúng tôi theo dõi ngay sau đây.
Công ty Cổ phần Pymepharco
Công ty Cổ phần Pymepharco tiền thân là Công ty Dược và Vật tư Y tế Phú Yên, được thành lập vào năm 1989. Vào tháng 05/2006, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Pymepharco. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Pymepharco đã và đang đạt được rất nhiều thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm.
Từ những bước đầu tiên trên con đường sản xuất dược phẩm vào năm 2003, hiện nay Pymepharco đang là công ty dẫn đầu về công nghệ sản xuất dược phẩm tại Việt Nam với 2 dây chuyền đạt GMP-EU cho thuốc viên và thuốc tiêm Betalactam, và dự kiến đạt thêm dây chuyền GMP-EU dành cho thuốc viên Non Betalactam (vào tháng 09/2020). Với những thành tựu đáng tự hào ấy, Pymepharco đã được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.
Stada dần “nuốt trọn” Pymepharco
CTCP Pymepharco rời sàn: Stada Service Holding B.V. (Stada) là công ty con của Stada Arzneimittel AG – Tập đoàn dược phẩm đến từ Đức. Stada trở thành cổ đông chiến lược tại PME từ năm 2008. Stada đã liên tục gia tăng sở hữu tại PME, đặc biệt trong năm 2020 và 2021. Hiện tổng sở hữu của Stada và bên liên quan đã lên đến 99.53% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. Chưa dừng lại ở đó, cổ đông này tiếp tục chào mua 0.47%. Còn lại đang trôi nổi trên thị trường với giá 85,000 đồng/cp. Nếu thành công, nhóm Stada sẽ ôm trọn 100% sở hữu tại PME.
Theo Stada cho biết, việc tăng sở hữu tại PME nằm trong kế hoạch đâu tư phát triển dài hạn của Tập đoàn Stada tại thị trường Việt Nam. Sau khi hoàn tất mua, Tập đoàn vẫn sẽ đồng hành và hỗ trợ PME đạt được những phát triển về công nghệ, nâng cấp tiêu chuẩn nhà máy,…
Hủy niêm yết ở vùng giá đỉnh lịch sử
Do phía Stada liên tục gia tăng sở hữu, thanh khoản của cổ phiếu PME ngay càng bị thu hẹp, khối lượng giao dịch bình quân quý chưa tới 600 cp/phiên. Thị giá cổ phiếu này hiện dao động từ 82,000-84,500 đồng/cp, cũng là vùng đỉnh lịch sử trong 5 năm niêm yết (từ 11/2017). Tuy vậy, thị giá hiện tại vẫn còn thấp hơn mức chào mua Stada (85,000 đồng/cp) đưa ra. ĐHĐCĐ thường niên 2021 của PME đã thông qua kế hoạch hủy đăng ký công ty đại chứng và hủy niêm yết trong năm 2021.
Đến ngày 05/11, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã quyết định hủy niêm yết PME theo nguyên vọng của Công ty này. Giá trị hủy niêm yết đạt trên 750 tỷ đồng. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu PME là ngày 03/12/2021. Và hủy niêm yết có hiệu lực vào 06/12/2021. Tình hình kinh doanh của PME đi ngang trong quý 3/2021. Với doanh thu 468 tỷ đồng và lãi ròng 79 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, Công ty báo lãi ròng đạt 244 tỷ đồng. Tăng 12% so cùng kỳ. Đến ngày 30/09/2021, Công ty dược phẩm này đang có tổng tài sản 2,777 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 1,604 tỷ đồng, còn tài sản dài hạn chiếm 1,173 tỷ đồng.