Tại hợp đồng VN30F2111 như kế hoạch, người biết nắm giữ vị thế mua được mở ở vùng giá 1.485 điểm. Ngay khi đóng tất cả các vị thế ở hợp đồng VN30F2110. Tất cả những rào cản về tâm lý như cơ cấu ETFs hay đáo hạn phái sinh. Cũng như tâm lý lo ngại về kết quả kinh doanh trong quý 3 này đều chỉ là cản trở ngắn hạn. Hiện tại không có nhiều lý do để khiến các chỉ số xuất hiện những pha điều chỉnh quá sâu. Trong khi đó kỳ vọng dưới góc độ các nhóm ngành, doanh nghiệp vẫn khả quan. Thời gian vừa qua, dòng tiền chứng khoán phái sinh tiếp tục né tránh nhóm vốn hóa lớn. Để tìm đến những cổ phiếu mức vừa và nhỏ hoặc những bất động sản khu công nghiệp.
Nhà đầu tư hứng chịu nhiều áp lực từ lực bán ròng liên tục của khối ngoại
Trong tuần lễ nhạy cảm nhiều sự kiện như các quỹ ETF cơ cấu danh mục. Hay hợp đồng VN30F2110 đáo hạn. Thì áp lực lớn lại xuất hiện từ lực bán ròng liên tục của khối ngoại. Và nhóm tự doanh thuộc các công ty chứng khoán. Dự báo, chiều hướng bán ròng này sẽ còn tiếp diễn. Và động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong nước. Vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động của nhà đầu tư cá nhân.
Trong tuần này (25 – 29/10/2021), tâm điểm chú ý của giới đầu tư sẽ hướng trở lại thị trường quốc tế với những dữ liệu vĩ mô về GDP của Mỹ trong quý III, hay thời hạn trả khoản lãi trái phiếu 83 triệu USD của Evergrande đang tới gần. Trong bối cảnh dòng tiền trên thị trường Việt Nam còn thiếu chủ động. Một sự kích hoạt từ yếu tố liên thị trường có thể giúp các chỉ số. Vượt qua trạng thái đi ngang kéo hàng tuần vừa qua.
Dòng tiền tiếp tục tránh xa nhóm vốn hóa lớn
Tưởng chừng những rung lắc trong phiên đáo hạn VN30F2110 có phần vô lý. Thế nhưng lại làm lộ rõ sự thụ động của các cổ phiếu dẫn dắt, đặc biệt là nhóm ngân hàng. Trong phiên cuối tuần, đà phục hồi không đáng kể và hoàn toàn không bù đắp được. Với những tổn thất về chỉ số trong phiên giao dịch trước đó. Thay vào đó, dòng tiền tiếp tục tránh xa nhóm vốn hóa lớn. Và tìm đến dòng cổ phiếu vừa và nhỏ. Như bất động sản khu công nghiệp (vốn không có tác động đến chỉ số VN30-Index). Ở góc nhìn tích cực hơn, sự điều chỉnh của thị trường phái sinh mang nhiều tính chất tiết cầu.
Bởi lẽ, khối lượng bán xuống ở mức giảm dần. Lượng hợp đồng giữ qua đêm cũng tăng trưởng chậm. So với những chu kỳ đáo hạn trước và quan trọng nhất là đã xuất hiện lực cầu. Ở xung quanh vùng hỗ trợ 1.480 – 1.490 điểm của VN30-Index. Do đó, dự báo thị trường sẽ bước vào giai đoạn dao động trong biên rộng trong thời gian tới.
Nhà đầu tư cần quan sát sự chủ động của bên mua
1.480 – 1.490 điểm có thể coi là vùng hỗ trợ cho hợp đồng VN30F1M bởi hai lý do. Thứ nhất, đây là mốc fibonacci 61,8% hồi quy của kênh tăng kéo dài từ đầu tháng. Thứ hai, đây là vùng đỉnh cũ được tạo từ tháng 8. Quan trọng hơn, nhà đầu tư cần quan sát sự chủ động của bên mua. Nếu lực cầu quyết liệt thì giá sẽ tạo các tín hiệu đảo chiều. Vùng hỗ trợ sẽ được củng cố và đó là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng vị thế mua.
Lệnh thăm dò cho chiến lược giao dịch ngắn hạn
Đối với các lệnh thăm dò cho chiến lược giao dịch ngắn hạn. Có thể mở vị thế mua ngay ở vùng 1.480 – 1.490 điểm. Với ngưỡng quản trị rủi ro là khi giá sập gãy khỏi 1.465 điểm. Ưu tiên chốt lời ở các ngưỡng cản 1.510 – 1.520 điểm. Trong trường hợp giá phục hồi vội vàng mà không tạo được nền. Đối với nhà đầu tư ưa thích nắm giữ vị thế trung – dài hạn, duy trì các vị thế mua đã được mở. Và chỉ tăng tỷ trọng nếu giá vượt hẳn qua vùng cản 1.430 điểm. Nhìn chung, xu hướng yếu thì giao dịch tỷ trọng thấp. Để phòng ngừa rủi ro đảo chiều. Khi xu hướng được khẳng định thì tăng vị thế để tối ưu hóa lợi nhuận.
Theo kinh nghiệm trong sóng tăng kéo dài từ giữa năm 2020, nếu thị trường chứng khoán phái sinh tích lũy biên hẹp. Thì tuần đáo hạn phái sinh thường có diễn biến tích cực. Điều này là phù hợp, bởi thị trường chứng khoán phái sinh vẫn đang trong sóng tăng trưởng dài hạn. Và đã có đủ điều kiện ngắn hạn để “kích nổ” một số cổ phiếu trụ.