Ngày 11/10/2021 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Australia đã phê duyệt khoản tài trợ trị giá 5 triệu độ Australia dành cho Việt Nam. Theo đó, Australia tài trợ 5 triệu đô la này với mục đích là giúp Việt Nam tăng cường được khả năng cạnh tranh, giảm bớt đi lượng khí thải carbon và cải thiện đời sống của người dân Việt Nam sau đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4.
Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (ABP) được thành lập vào năm 2017 hợp tác cùng Chính phủ Australia với mục tiêu là phát triển các chương trình hỗ trợ cho Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, chính sách khác nhau. Ngoài khoản chính sách hỗ trợ 25 triệu đô la như công khai ban đầu thì Australia tài trợ 5 triệu đô la thêm cho Việt Nam để khắc phục những hậu quả đại dịch Covid-19.
Australia tài trợ 5 triệu đô la giúp Việt Nam
Đây là nguồn tài trợ bổ sung cho Chương trình hợp tác giữa Chính phủ Australia và Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (ABP) được thiết kế để hỗ trợ chương trình phát triển của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau.
“Đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động đáng kể đến nghị trình cải cách của Việt Nam; và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng; vốn ngày càng rõ rệt và khó giải quyết ở nhóm đối tượng dân tộc thiểu số; phụ nữ và các nhóm yếu thế khác. Để ứng phó với điều này, sự hợp tác mở rộng giữa Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ Việt Nam nhanh chóng phục hồi kinh tế và đạt được các mục tiêu phát triển”. Bà Robyn Mudie – Đại sứ Australia tại Việt Nam – cho biết.
ABP sẽ tiếp tục các hoạt động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chương trình ABP sẽ tiếp tục các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới; và phát triển bền vững ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, chương trình cũng triển khai các hoạt động mới nhằm đáp ứng tốt hơn với những ưu tiên mới được đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. Bao gồm quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp; công bằng và hòa nhập xã hội, và tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo.
“Chương trình ABP sẽ tiếp tục cung cấp những tư vấn chất lượng cao; giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam theo đuổi những cải cách thực chất”. Bà Carolyn Turk – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định và cho biết: “Đây là những cải cách cần thiết, giúp Việt Nam phục hồi sau tác động kinh tế của Covid. Đồng thời tạo cơ sở vững chắc để đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao.”
Thành công của Australia trong cuộc chiến giảm khí thải
Trong năm 2020, Australia cắt giảm được 459 triệu tấn khí thải CO2; nhờ xu hướng giảm khí thải của ngành điện và các lĩnh vực nông nghiệp. Con số này cao hơn 48 tấn so với cùng kỳ năm trước. Để có thể hoàn thành mục tiêu giảm khí thải, những năm gần đây; Australia cũng đã đẩy mạnh đầu tư cho năng lượng tái tạo. Theo NY Times, cứ bốn hộ gia đình ở Australia; thì có một hộ lắp tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà. Tỉ lệ này cao hơn toàn bộ các nền kinh tế lớn khác và vượt xa mức trung bình toàn cầu, vượt xa Đức; Nhật Bản và bang California (Mỹ) – những nơi được mệnh danh là đi đầu về năng lượng tái tạo.
Australia cũng đã trở thành quốc gia đầu tư cho năng lượng tái tạo lớn thứ 3 thế giới. Cụ thể, trong chỉ số 2 năm một lần về 40 thị trường năng lượng tái tạo hàng đầu trên toàn thế giới của Công ty Tư vấn EY, Mỹ giữ vị trí đầu bảng về đầu tư năng lượng tái tạo, tiếp theo là Trung Quốc.